Nếu bạn xem bài viết này đầu tiên thì mình kiến nghị bạn nên xem bài viết này trước vì nó sẽ đả thông tư tưởng của bạn ở một số vấn đề, sau đó hãy quay lại bài viết này và thực hiện theo hướng dẫn.
Nội dung bài viết
CHUẨN BỊ
- Domain (Tên miền)
- Hosting (Mã Hosting giảm 30% tại đây)
- Thời gian tập trung 30-60 phút
Lưu ý: Là bạn phải kết nối domain về Hosting trước nhé!
Nếu bạn chưa có bạn có thể tham khảo bài viết sau: Top những nhà cung cấp Hosting/Domain chất lượng 2017 (đang viết)
CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT WORDPRESS
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý Hosting
Ở đây Godaddy có một trình quản lý hơi khác so với các trình quản lý bạn thường thấy như cPanel hoặc Directadmin, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì cơ bản chúng như nhau, đặc biệt trình quản trị của Godaddy có hỗ trợ Tiếng Việt nên rất thuận tiện cho các bạn thao tác trên đây.
Bước 2: Cài đặt WordPress thông qua Instrallatron
Sau khi truy cập vào phần “các ứng dụng” bạn chọn logo WordPress
Bước 3: Chọn vào phần “Cài đặt ứng dụng này”
Trong phần này bạn sẽ điền một số thông tin của trang website như sau:
Lưu ý:
- Phần tên miền: bạn nên chọn về tên miền không có www nhé.
- Phần thư mục (bắt buộc): bạn không cần điền gì cả, nó sẽ bỏ vào thư mục gốc là public_html. Khi đó người khác có thể truy cập vào website của bạn bằng cách gõ tên miền. Ví dụ: https://anquach.com. Trường hợp bạn gõ blog vào mục này, người dùng sẽ phải vào web của bạn bằng https://anquach.com/web rất phức tạp và làm khó người dùng.
- Chức năng Thư mục có thể dùng để bạn tạo website con. Ví dụ muốn tạo một website mới tinh dựa trên domain cũ.
Bước 4: Cấu hình phiên bản
Chú thích:
- Ở đây bạn cứ để mặc định nhé, về phần ngôn ngữ thì mình sẽ hướng dẫn cách bạn chuyển về ngôn ngữ Tiếng Việt sau.
Bước 5: Thiết lập phần quản trị website
Chú thích:
- Quản trị tên đăng nhập: Ở đây mình để là “admin” tuy nhiên bạn nên sử dụng một cái tên khác vì những tên như admin, administrator, root, user … rất dễ bị hacker tấn công nhé, vì vậy bạn nên đặt một cái tên dễ nhớ với bạn mà khó với người khác là được.
- Mật khẩu quản trị: Vì trên môi trường internet nên bất cứ chuyện gì đều có thể xảy ra đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như password chính vì vậy việc đặt password vô cùng quan trọng.
Các nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi đặt password:
+ Độ dài trên 8 ký tự
+ Có ký tự IN HOA
+ Có ký tự số
+ Có ký tự đặc biệt như là (@,#,$,%,^,&…..)
- Quản trị Email: Chọn email của bạn, thích hợp nhất chính là email của Gmail nhé.
- Tiêu đề trang web: Có thể là tên website của bạn, tên doanh nghiệp, tên dịch vụ mà bạn muốn khi mọi người truy cập vào sẽ thấy đầu tiên.
- Trang web Tagline: Thường là phần slogan, hay những sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh.
- Hai yếu tố xác thực: bạn chọn đừng cho phép xác thực hai yếu tố nhé!
Ok cuối cùng là bạn chọn cài đặt thôi!
Đi pha một ly cafe nhâm nhi cái.
Bước 6: Kiểm tra việc cài đặt
Ok! vậy là việc cài đặt wordpress đã hoàn thành. Bạn chỉ cần vào trình duyệt và gõ domain của bạn vào, nếu không thấy hiện trang bạn reload page lại vài lần thử nhé!
Lưu ý: nếu bạn chưa trỏ Domain về Hosting thì bạn phải làm bước này trước nhé!
Bạn có thể xem lại toàn bộ quá trình hướng dẫn cài đặt tại Video Hướng dẫn tạo website WordPress 2017 từ A đến Z, chắc chắn bạn sẻ cảm thấy thú vị hơn rất nhiều so với việc ngồi đọc như thế này!
Kết luận:
Có rất nhiều cách để có thể cài đặt WordPress, tuy nhiên hướng dẫn phía trên là cách mà chúng ta có thể cài đặt và cấu hình WordPress một cách nhanh chóng nhất mà không cần cấu hình thêm bất cứ phần nào khác.
Việc cài đặt là hoàn toàn như nhau, bạn cài cách nào cũng được quan trọng là bạn thấy nhanh và tiện nhất cho bạn là được rồi.
Nếu trong quá trình cài đặt bạn gặp vấn đề gì bạn có thể để lại bình luận hoặc gửi mail cho mình nhé!
Nếu cảm thấy bài viết hay hãy chia sẽ bài viết này nhé!
Các vấn đề phổ biến kèm câu trả lời
Dựng website Wordpress bằng hosting Hostinger: https://anquach.com/huong-dan-tao-website-wordpress-tu-a-den-z-bang-hostinger-khong-can-biet-tieng-anh/
Thẻ ngân hàng không thanh toán được -> Xem video này https://anquach.com/huong-dan-tao-website-wordpress-tu-a-den-z-bang-hostinger-khong-can-biet-tieng-anh/
Tạo thêm website, add thêm domain vào Godaddy: https://anquach.com/huong-dan-them-domain-vao-hosting-godaddy-tao-website-wordpress/
Thêm domain mua ở nơi khác (PA, MatBao, Namecheap...) vào hosting Godaddy: https://anquach.com/huong-dan-tro-domain-tu-namecheap-ve-hosting-godaddy/
Tạo email có đuôi theo tên miền: https://anquach.com/email-ten-mien-rieng-godaddy/
Tạo Website Bán Hàng Woocommerce: https://anquach.com/tao-website-ban-hang-tu-a-den-z/
Tài liệu Email Marketing: https://anquach.com/huong-dan-su-dung-getresponse-de-lam-email-marketing/
Hỏi đáp: vấn đề liên quan đến Website WordPress: https://anquach.com/hoi-dap-van-de-lien-quan-den-website-wordpress/
Hỏi đáp: vấn đề về website trên Godaddy Hosting: https://anquach.com/hoi-dap-van-de-ve-website-tren-godaddy-hosting/
Phú Cường XM
Mình muốn nhờ bạn giúp đỡ chuyện này đc k?
Mình mới tập tành làm web, mình hiện tại đã viết đc trên 70 bài rồi. Nhưng mỗi bài viết của mình thường để rất nhiều Tag (Thẻ) (chỗ đặt Tag ở gần với mục “Ảnh đại điện” trên phần soạn thảo văn bản trong WordPress ý). Mỗi bài viết mình thường đặt khoảng 13 Tag, thường thì người ta đặt Tag rất ngắn, còn mình thì đặt Tag rất dài (có khi dài trên 10 từ). Mình đọc 1 số bài viết thì bảo là sử dụng quá nhiều Tag và đặt tên Tag dài sẽ bị Google đánh giá thấp bài viết. Bây giờ mình muốn xóa Tag đó, nhưng lại sợ bị lỗi 404, hay 403, 401… gì gì đó, vì Tag nó cũng đc index trên Google. Theo bạn thì giờ xóa bỏ Tag trong tất cả các bài viết thì có bị thông báo lỗi trong Google Webmaster Tool ko? hoặc có nên xóa Tag nữa ko? Giúp mình nha, cam on bạn
An Quach
Nếu lỡ để rồi thì cứ để nguyên, những bài viết sau bạn làm theo cách khác cũng được.